Đám cưới là một trong những dịp trọng đại trong cuộc đời của mỗi người nên khi chuẩn bị tráp cưới gồm tráp dạm ngõ, tráp ăn hỏi và tráp xin dâu luôn là công đoạn được các gia đình chuẩn bị tươm tất và chu đáo để đảm bảo đúng với lễ nghi cưới hỏi truyền thống của từng vùng viên. Theo đó, việc chuẩn bị tráp cưới đúng và đầy đủ không những thể hiện sự tôn trọng, lịch sử của gia đình nhà trai đối với đàng gái mà còn đảm bảo phong tục của truyền thống. Tuy nhiên, tráp cưới gồm những gì, việc chuẩn bị tráp cưới như thế nào và ý nghĩa của tráp cưới ra sao cũng là vấn đề khiến nhiều ngươi thắc mắc. Để giải đáp câu hỏi này của nhiều bạn, hôm nay hãy cùng Điện hoa xanh đọc bài viết sau đây nhé.
Ý nghĩa tráp cưới
Đám cưới được đánh giá là một trong những nghi thức vô cùng quan trọng trong phong tục cưới hỏi của dân tộc Việt Nam. Đám cưới là phong tục quan trọng và cần thiết cho ngày trọng đại của đôi lứa dánh dấu bước tiếp nối trọn vẹn của ngày lễ cầu hôn – khi chú rể đeo lên tay cô dâu chiếc nhẫn đính hôn cùng lời thề ước bên nhau trọn đời. Theo đó, nhà trai sẽ mang sính lễ bao gồm các tráp cưới sang nhà gái để xin phép cho cặp đôi chính thức nên duyên vợ chồng.
Theo đó, tráp cưới trong phong tục cưới hỏi của dân tộc Việt Nam luôn có một vai trò và vị trí vô cùng quan trọng và đặc biệt. Chúng là một phần không thể thiếu khi tổ chức đám cưới cũng như qua đó để đánh giá về mức độ coi trọng, sự chuẩn bị chỉn chu của nhà trai khi đón con dâu. Vì vậy, tùy loại tráp cưới cũng sẽ mang những ý nghĩa nhất định, cụ thể như sau:
Tráp dạm ngõ
Lễ dạm ngõ hay còn gọi là lễ chạm ngõ theo tiêng cảu một số địa phương sẽ là nghi lễ diễn ra đầu tiên trong quá trình đôi lứa tìm hiểu và quyết định tiến tới hôn nhâ. Đây được xem là nghi lễ đặc biệt quan trọng và không thể bỏ qua khi chuẩn bị đám cưới cho cặp đôi. Đối với nghi lễ này, tráp dạm ngõ được nhà trai chuẩn bị để mang đến nhà gái thưa chuyện và xin phép cho gia đình nhà gái đồng ý để chàng trai được qua lại và chính thức tìm hiểu về cô dâu. Vì vậy, tráp dạm ngõ như một lời thông báo, một lời chào hỏi chính thức giữa gia đình hai bên với nhau.
Tráp ăn hỏi
Tráp ăn hỏi: Trong tất cả các lễ nghi thì khi ăn hỏi, gia đình nhà trai cần chuẩn bị số lượng tráp cưới nhiều nhất. Lễ ăn hỏi là thời thông báo chính thức của gia đình về việc hứa gả con cái và cũng là lời thông báo đến họ hàng về điều này. Vì vậy, ý nghĩa của tráp ăn hỏi rất quan trọng và cũng là dấu mốc đánh dấu cho bước tiến lớn trong cuộc sống của cặp uyên ương và lời chúc hạnh phúc sánh đôi của đôi lứa.
Tráp xin dâu
Trước đó, trong buổi lễ ăn hỏi, nhà trai đã thông báo về việc chọn ngày lành tháng tốt để sang xin dâu nhà gái và hai gia đình cũng thảo luận và thống nhất với nhau về điều này. Khi ngày lành, tháng tốt đến thì nhà trai sẽ mang tráp xin dâu qua nhà gái để chính thức “đón nàng về dinh”. Theo truyền thống, ý nghĩa của tráp xin dâu là việc nhà trai đóng góp vật chật cho nhà gái để giảm bớt chi phí tổ chức hôn sự. Tuy nhiên, thời hiện đại, điều này thể hiện lòng biết ơn và sự tôn trọng của gia đình chú rể đối với công lao sinh thành và dưỡng dục của bố mẹ cô dâu và sự tôn trọng, yêu thương của nhà trai đối với con dâu.
8 Mâm quả cưới gồm những gì, tráp cưới gồm những gì ?
Việc chuẩn bị đám cưới chỉn chu và tươm tất có ý nghĩa rất quan trọng trong ngày trọng đại của đôi lứa. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu tráp cưới gồm những gì để tránh những sai sót và bất cập không đáng có trong ngày trọng đại nhé. Tráp cưới sẽ bao gồm những yêu cầu sau:
Chuẩn bị trầu cau: Bắt nguồn từ câu chuyện cổ tích về “trầu cau” xa xưa, ông bà ta đã xem việc đặt trầu cau là thứ hàng đầu đại diện cho tình cảm son sắt, bền chặt của đôi lứa vì ý nghĩa của hôn nhân cũng vì hướng đến những giá trị bền vững giữa hai bên. Với ý nghĩa tốt đẹp và đặc biệt như vậy nên từ xưa đến nay, tráp trầu cau là một trong những tráp cưới không thể thiếu nhất khi chuẩn bị cho ngày trọng đại.
Để chuẩn bị một mâm quả tráp trầu cau đẹp và sang trọng, các bạn hãy chọn ra những quả cau to, tròn trịa nhất mang ý nghĩa đủ đầy và trọn vẹn, cùng những lá trầu tươi và xanh nhất. Thường thì một mâm quả trầu cau sẽ có số lượng 105 quả cau tượng trưng cho câu nói “Trăm năm hạnh phúc” hoặc hoặc 60 quả cau tượng trưng cho 60 năm cuộc đời. Trên mỗi quả cau thường sẽ được dán lên mình một chữ Hỷ và đi cùng với 2 lá trầu, khi đặt lên mâm lễ đỏ có trang trí nơ màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn và mỹ mãn trong cuộc sống hôn nhân sắp tới của cặp đôi.
Tráp trà và rượu
Tráp trà và rượu cũng là một tráp cưới không thể thiếu được vì tra và rượu sẽ được dùng để dâng lên bàn thờ tổ tiên với ngụ ý mong tổ tiên chứng giám lòng thành và tình cảm của nhà trai. Ngoài ra, việc dâng trà và rượu lên bàn thờ tổ tiên cũng là lời xin phép tổ tiên cho phép đám cưới được diễn ra suôn sẻ, vui vẻ và viên mãn nhấtNgoài ra, tráp trà và rượu cũng mang ý nghĩa về một lời chúc gia đình sớm có con cái ngoan ngoãn, hiếu thuận với mẹ cha.
Tráp cưới hỏi phải thật cẩn trọng và chu đáo bởi các lễ vật này thể hiện sự chu đáo, tôn trọng của nhà trai đối với nhà gái, nếu bạn đang tìm địa chỉ đặt tráp ăn hỏi, tráp dạm ngõ, tráp đám cưới đừng bỏ qua BST tráp cưới tại Dienhoaxanh, chúng tôi nhận đặt tráp theo yêu cầu, tuỷ chỉnh ngân sách, giao hàng tận nơi uy tín, xem sản phẩm của chúng tôi tại đây: https://dienhoaxanh.com/trap-cuoi/
Tráp hoa quả
Theo quan niệm dân gian, mâm trái cây, hoa quả trong lễ ăn hỏi thường có ý nghĩa cầu mong cho tình yêu và cuộc sống hôn nhân của cặp đôi sẽ luôn ngọt ngào, tươi mới. Hơn thế nữa, ông bà ta còn có câu “hoa thơm quả ngọt”, chính vì thế mà mâm quả này còn được xem như là lời chúc cho cuộc sống vợ chồng luôn ngọt ngào và cùng nhau trải qua những dư vị khác nhau trong đời sống hôn nhân.
Ngoài ra, mâm quả cũng mang ý nghĩa là “tình yêu đôi lứa nồng nhiệt, sớm đơm hoa kết trái” và tình cảm này sẽ cho ra trái ngọt là những con cái đáng yêu. Vì thế, khi lựa tráp cưới hoa quả, nên chọn những trái có vị ngọt, không chọn những trái cây có vị chua, đắng, chat,…bạn nhé.
Tráp bánh phu thê
Phu thê là tên theo tiếng Hán, dịch ra có nghĩa là vợ chồng, nên việc chuẩn bị một tráp bánh phu thê trong lễ cưới nhằm thể hiện sự son săt, bền chặt và chúng thủy trong tình yêu của đôi lứa. Bánh phu thê có hình tròn màu đỏ với nhân màu vàng tượng trưng cho bầu trời. Tất cả số bánh sẽ được sắp xếp một cách khéo léo theo hình tháp nhằm mang ý nghĩa cho cả gia đình vững bền, hạnh phúc và ấm êm trọn vẹn.
Tráp bánh cốm
Bánh cốm cũng là một loại bánh phổ biến ở miền Bắc nước ta, cùng với bánh phu thê, 2 loại bánh này tượng trưng cho đất trời, âm dương thể hiện sự sự hòa hợp trong đời sống vợ chồng và lời chúc một đời sống hạnh phúc, thịnh vượng cho sau này của cô dâu chú rể.
Tráp chè
Tráp chè cũng là một sính lễ không thể thiếu trong lễ ăn hỏi. Ý nghĩa của việc chuẩn bị tráp chè trong đám ăn hỏi thể hiện sự may mắn và lời chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Trong ngày lễ trọng đại như thế này, việc chọn loài chè ngon để đưa đến họ nhà gái là điều đương nhiên và nên lựa chọn những loài chè thương hạng bạn nhé.
Tráp lợn sữa quay
Trong lễ cưới hiện đại, tráp lợn sữa quay đại diện cho sự dư dản, tài lộc. Hơn nữa, tráp lễ này cũng mang ý nghĩa về lời chúc đôi vợ chồng mới cưới sẽ nhanh chóng có em bé và phát tài. Lợn sửa được quay màu vàng ươm, óng ánh và để nguyên con dâng lên bàn thờ gia tiên để thể hiện sự chân thành và tôn trọng của đàng trai.
Tráp mâm xôi
Tráp mâm xôi thường đặc trưng với xôi gấc đỗ xanh trong đó màu đỏ của gấc tượng trưng cho sự may mắn, màu vàng của đỗ xanh tượng trưng cho sự no đủ, ấm cúng theo thuyết màu sắc dân gian. Ngoài ra, tráp xôi cũng là một lễ vật không thể thiếu trong đám cưới vì nó thể hiện sự kính trọng, lời cảm ơn đến gia tiên và sự cầu mong cho đời sống vợ chồng luôn “mưa thuận gió hòa”.
Tráp mứt hạt sen
Theo truyền thống dân tộc, hình ảnh mứt hạt sen giống như những viên ngọc quý tượng trưng cho sự cao sang đài các của cô dâu. Ngoài ra, sen cũng là một món quà thiên nhiên với vị ngọt thanh bùi như một lời ngụ ý cho đời sống vợ chồng luôn ngọt ngào và tình cảm nồng thắm lâu dài.
Tráp đám cưới theo phong cách ba miền
Tùy vào từng vùng miền và địa phương mà sẽ có sự khác nhau trong việc chuẩn bị tráp cưới. Ngoài những lễ vật giống nhau như trầu, cay, chè, rượu,…thì tùy vào văn hóa của từng vùng miền cũng sẽ có một số lưu ý nhất định như sau:
Tráp cưới miền Bắc
Trong ba miền thì miền Bắc là nơi có phong tục cưới hỏi trang nghiêm nhất. Trong việc chuẩn bị tráp cưới, cần chú ý chọn số tráp cưới là số lẻ và tiền xin dâu trong tráp phải là con số may mắn và các lễ phẩm trong dạm ngõ, cưới hỏi phải là số chẵn.
⇒ Có thể bạn quan tâm : Dịch vụ trang trí tiệc cưới TPHCM
Tráp cưới miền Trung
Trong việc chuẩn bị lễ cưới, phong tục khi chuẩn bị tráp cưới ở miền Trung thường khá đơn giản, không phô trương nhưng mỗi phần đều có sự cầu kỳ. Tráp cưới không nhất thiết phải là những vật phẩm sang trọng nhưng cần chú ý ở cách hành xử đầu đuôi, quy cách, giữ nét gia phong.
Mâm quả cưới miền Nam gồm những gì?
So với miền Bắc trang nghiêm hay miền Trung giản đơn, việc chuẩn bị tráp cưới ở miền Nam khá đặc biệt. Phần lớn mọi người sẽ gộp lễ dạm ngõ và lễ ăn hỏi lại làm một nên không có tráp dạm ngõ nữa. Ngoài ra, lễ vật chuẩn bị cho xin dâu luôn có 2 ngọn nến để tiến hành nghi lễ như một lời xin phép và cầu mong về hôn nhân viên mãi, trọn vẹn.
Qua đây chắc chắn bạn đã biết tráp cưới gồm những gì và những thông tin cơ bản về tráp cưới và việc chuẩn bị tráp cưới cho ngày trọng đại của những cặp đôi chuẩn bị “về chung một nhà” mà các bạn cần nắm rõ. Việc chuẩn bị tráp cưới đòi hỏi sự chỉn chu và tươm tất để ngày cưới càng trở nên ý nghĩa và đặc biệt.